Vòng Lộc Tồn là một trong ba vòng nhân sinh, chỉ về lộc trời tiền của, tài năng và sự hưởng hạnh phúc. Được lộc trời thì an hưởng, không được thì có thể có nhiều tiền mà không hợp cách hoặc không được lâu bền.
Vòng lộc tồn gồm những sao nào?
Trong tử vi, các bạn đều biết có 3 vòng nhân sinh: Thái Tuế, Lộc Tồn và Trường Sinh. 3 vòng này đều có tầm quan trọng riêng. Vòng Lộc tồn bao gồm 15 sao là Lộc tồn, Bác sĩ, Lực sĩ, Kình dương,Thanh long,Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ, Đà la. Tương tự như vòng thái tuế, cũng được chia là 4 bộ tam hợp:
- Tam Hợp I ( Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù )
- Tam Hợp II ( Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao )
- Tam Hợp III ( Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh )
- Tam Hợp IV ( Tiểu Hao – Hỷ Thần – Quan Phủ )
Cách an các sao của vòng lộc tồn
3 vòng nhân sinh đặc biệt được an theo các cách khác nhau: vòng Thái Tuế an theo địa chi của năm sinh, Vòng Lộc Tồn an theo thiên can của năm sinh và Vòng Trường Sinh bắt nguồn từ Nạp âm.
Cách an vòng lộc tồn theo Thiên can của năm sinh:
- GIÁP : có sao lộc tồn tại DẦN
- ẤT :có sao lộc tồn tại MÃO
- BÍNH, MẬU: có sao lộc tồn tại TỊ
- ĐINH, KỶ: có sao lộc tồn tại NGỌ
- CANH: có sao lộc tồn tại THÂN
- TÂN: có sao lộc tồn tại DẬU
- NHÂM: có sao lộc tồn tạiHỢI
- QUÝ: có sao lộc tồn tại TÝ
An Lộc Tồn xong, cứ Dương Nam, Âm Nữ theo chiều thuận; Âm Nam, Dương Nữ theo chiều nghịch, an các sao kế tiếp nhau.
Ý nghĩa của vòng lộc tồn
Vòng Lộc Tồn chỉ về lộc trời : tiền của, tài năng và sự hưởng hạnh phúc. Được lộc trời thì an hưởng, không được thì có thể có nhiều tiền mà không hợp cách hoặc không được lâu bền.
Các sách cổ cho biết rằng, Lộc Tồn chủ về quyền tước, tài lộc, phúc thọ. Lộc tồn là lộc tinh (cho tài lộc), là phúc tinh (cho phúc, giải nạn tai), cũng chủ về sự cô độc (ít bè bạn, tâm tính thâm trầm cô độc). Hầu hết các sách cổ cho biết rằng Mệnh có Lộc Tồn hay được Lộc Tồn chiếu là được ăn về Lộc tồn. Lộc tồn ở các cung khác thì bổn mạng của đương số không được hưởng nhiều. Về quan điểm này, nên hiểu rằng Lộc Tồn được an do thiên can, là Thiên lộc tức là lộc trời, lộc mà con người được hưởng chứ không phải là lộc nhất thời, lộc độc địa hoặc là lộc tạo nên do hối lộ, do ăn cắp, do sự bóp cổ, vặn hầu người khác. Hóa Lộc là lộc do bàn tay người tạo ra, còn lộc tồn là lộc do trời ban. Nghiệm lý ảnh hưởng của Lộc tồn trên nhiều lá số thực tế, chúng tôi không thấy hẳn là người có lộc tồn là được hưởng lộc trọn vẹn
Ảnh hưởng của vòng lộc tồn theo quan niệm cổ xưa
Nguyên tắc chính để 1 đương số được ảnh hưởng thiên lộc (tức tốt nhất) của Lộc tồn là cung tuổi phải ở thế tam hợp với cung có Lộc tồn: Khi Lộc Tồn ở vị trí Thái Tuế như các tuổi Giáp “Dần, Ngọ, Tuất “, tuổi Ất “Hợi, Mão, Mùi “, tuổi Canh “Thân, Tý, Thìn”, tuổi Tân “Tỵ, Dậu, Sửu” thì Cá Nhân đó được hưởng trọn Thiên Lộc trong cuộc Đời Phú và Qúy ( kể cả các Tuổi có Lộc Tồn đóng tại Mệnh ), còn các tuổi khác chỉ khi nào gặp trong Vận mới được thọ hưởng.
Có 1 sự trùng hợp đặc biệt là cả 12 tuổi nói tên đều được ăn vòng Thái Tuế, tức là đều có Thái tuế tại Mệnh hay tam hợp mệnh (không phải ở thế xung chiếu, tức chính chiếu; ở thế xung chiếu lại hỏng)
Cũng có thể nói rằng thế đứng của Lộc tồn của những người trong 12 tuổi trên được là tốt nhờ vị trí của Thái tuế tam hợp với cung tuổi
Người tuổi Giáp
Tuổi Giáp, Lộc tồn tại Dần. 3 cung ở thế tam hợp là Dần Ngọ Tuất. Vậy có 3 tuổi Dần Ngọ Tuất mà Lộc tồn ở Dần, tức là 3 tuổi Giáp Dần, Giáp Ngọ và Giáp Tuất là được ảnh hưởng tốt nhất của Lộc Tồn. Các tuổi Giáp khác không được hưởng
Người tuổi Ất
Tuổi Ất thì Lộc tồn tại Mão. Chỉ có 3 tuổi Ất có cung tuổi ở thế tam hợp với Lộc tồn ở Mão là Ất hợi, Ất Mão, Ất Mùi, được ảnh hưởng tốt nhất của Lộc tồn. Các tuổi Ất Tị-Dậu-Sửu không được hưởng.
Người tuổi Bính
Tuổi Bính, Lộc tồn ở Tị, là Tị Dậu Sửu.. Nhưng không có tuổi nào là Bính Tị-Dậu-Sửu (kể như có sự khác nhau về âm dương giữa can và chi). Vậy không có 1 tuổi Bính nào mà cung tuổi ở thế tam hợp với cung Tị có Lộc tồn. Tất cả các tuổi Bính đều không được hưởng Lộc tồn.
Người tuổi Canh
Tuổi Canh, Lộc tồn ở Thân. Tam hợp là Thân Tý Thìn. Vậy có 3 tuổi là Canh Thân-Tý-Thìn là được ảnh hưởng tốt nhất của Lộc tồn.
Các tuổi Đinh, Mậu, Kỷ, Tân, Nhâm, Quý
Cùng 1 nhận định với tuổi Bính, các tuổi này đều không có cung tuổi ở thế tam hợp với cung có Lộc tồn (điều này không hẳn có nghĩa là các tuổi đó đều nghèo và không có phúc, vì cũng còn những cách khác)
Ý nghĩa tổng quát các tam hợp trong vòng lộc tồn
Tam hợp Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù
Tam Hợp I ( Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù ) thuộc Vòng Lộc Tồn : gặp Tam Hợp Thái Tuế dễ trở thành Đại Phú, ở Thế Chủ Chốt, Quang Minh, Nhân Hậu ( Bác Sĩ ), Hiên Ngang có óc Lãnh Tụ ( Tướng Quân ), nên nhớ , cũng dễ suy tàn ( Bệnh Phù ) nếu biết bớt độc đoán và chuyên quyền.
Tam hợp Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao
Tam Hợp II ( Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Cổ nhân có câu là “thoái tổ ly tông”, Lực Sỹ là sự cố gắng nỗ lực, là quyền. Quyền của Lực Sỹ, chính là uy tín được tạo ra do sự hiểu biết sâu của Tấu Thư. Người ôm lấy sách vở, với nghiệp viết lách, tất không thể ngồi một chỗ với đống sách vở mà có thành tựu được. Kiến thức được hấp thụ qua sách vở, cần có sự kết hợp với hiểu biết thực tế bên ngoài, với những trải nghiệm sâu rộng của cuộc sống. Do đó cần có sao Hao để “ly tổ thoái tông”, đi ra bên ngoài giao lưu tìm hiểu, có thế mới có tư liệu để viết, những tư liệu thực tế kiểu “đi một ngày đàng học một sàng khôn” được thể hiện, ghi chép trong những áng văn chương, tài liệu mới khiến Tấu Thư giá trị, và mới khiến sự cố gắng của Lực Sỹ biến thành uy quyền.
Tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh
Tính chất chung của Tam Hợp III ( Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Thanh Long là kiểu người có linh cảm, trực giác tốt, còn giỏi chiều chuộng người khác là Phục Binh và làm việc nhanh nhẹn đó là Phi Liêm. Mẫu người thường gặp may mắn nhưng lại quá vội vàng xung động khi thời cơ đến, không để ý những hệ lụy và nguy hiểm đang chực chờ.
Tam hợp Tiểu Hao – Hỷ Thần – Quan Phủ
Tính chất chung của Tam Hợp IV ( Tiểu Hao – Hỷ Thuần – Quan Phủ ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Dù gặp Hỉ Thần cũng không nên tỏ vẻ Hào Phóng mà vung tay quá trán ( Tiểu Hao – gây nên điều hối hận, tiếc thương ), nên nhớ Quan Phủ + Đà La luôn luôn chờ sẵn đem đến Thị Phi Đàm Tiếu, đôi khi còn mang họa vào thân !.