Ý nghĩa của 60 ngũ hành nạp âm

Ngũ hành nạp âm là gì?

Thời gian được cổ nhân ghi chép lại bằng cách ghép 10 Thiên Can (thập thiên can) với 12 Địa Chi (thập nhị địa chi). Can Dương thì ghép với Chi Dương. Can Âm thì ghép với Chi Âm. Khi ghép như vậy ta sẽ có 60 cặp can chi khác nhau. Mỗi năm tháng ngày giờ đều có hành riêng của nó, và hành đó tóm tắt trên một bảng gọi là Lục Thập Hoa Giáp. Cứ hai năm lại có cùng một hành, nhưng sẽ khác nhau về Âm Dương, nghĩa là cứ một năm Âm và một năm Dương liền nhau sẽ có cùng một hành.

Khi Thiên Can và Địa Chi ghép lại với nhau thì loại ngũ hành phát sinh ra gọi là Ngũ Hành Nạp Âm.

Kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với Chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Quý Hợi có 30 loại ngũ hành nạp âm. Với kết hợp như trên thì mỗi Chi đều có đủ ngũ hành. Nhưng tùy theo Can mà sẽ có các hành khác nhau.

Bảng tra ngũ hành nạp âm và ý nghĩa

NămCan chiNgũ hànhGiải nghĩaMệnh namMệnh nữ
1940Canh ThìnBạch Lạp KimVàng chân đènCàn KimLy Hoả
1941Tân TỵBạch Lạp KimVàng chân đènKhôn ThổKhảm Thủy
1942Nhâm NgọDương Liễu MộcGỗ cây dươngTốn MộcKhôn Thổ
1943Quý MùiDương Liễu MộcGỗ cây dươngChấn MộcChấn Mộc
1944Giáp ThânTuyền Trung ThủyNước trong suốiKhôn ThổTốn Mộc
1945Ất DậuTuyền Trung ThủyNước trong suốiKhảm ThủyKhôn Thổ
1946Bính TuấtỐc Thượng ThổĐất nóc nhàLy HoảCàn Kim
1947Đinh HợiỐc Thượng ThổĐất nóc nhàCấn ThổĐoài Kim
1948Mậu TýThích Lịch HỏaLửa sấm sétĐoài KimCấn Thổ
1949Kỷ SửuThích Lịch HỏaLửa sấm sétCàn KimLy Hoả
1950Canh DầnTùng Bách MộcGỗ tùng báchKhôn ThổKhảm Thủy
1951Tân MãoTùng Bách MộcGỗ tùng báchTốn MộcKhôn Thổ
1952Nhâm ThìnTrường Lưu ThủyNước chảy mạnhChấn MộcChấn Mộc
1953Quý TỵTrường Lưu ThủyNước chảy mạnhKhôn ThổTốn Mộc
1954Giáp NgọSa Trung KimVàng trong cátKhảm ThủyKhôn Thổ
1955Ất MùiSa Trung KimVàng trong cátLy HoảCàn Kim
1956Bính ThânSơn Hạ HỏaLửa trên núiCấn ThổĐoài Kim
1957Đinh DậuSơn Hạ HỏaLửa trên núiĐoài KimCấn Thổ
1958Mậu TuấtBình Địa MộcGỗ đồng bằngCàn KimLy Hoả
1959Kỷ HợiBình Địa MộcGỗ đồng bằngKhôn ThổKhảm Thủy
1960Canh TýBích Thượng ThổĐất tò vòTốn MộcKhôn Thổ
1961Tân SửuBích Thượng ThổĐất tò vòChấn MộcChấn Mộc
1962Nhâm DầnKim Bạch KimVàng pha bạcKhôn ThổTốn Mộc
1963Quý MãoKim Bạch KimVàng pha bạcKhảm ThủyKhôn Thổ
1964Giáp ThìnPhú Đăng HỏaLửa đèn toLy HoảCàn Kim
1965Ất TỵPhú Đăng HỏaLửa đèn toCấn ThổĐoài Kim
1966Bính NgọThiên Hà ThủyNước trên trờiĐoài KimCấn Thổ
1967Đinh MùiThiên Hà ThủyNước trên trờiCàn KimLy Hoả
1968Mậu ThânĐại Trạch ThổĐất nền nhàKhôn ThổKhảm Thủy
1969Kỷ DậuĐại Trạch ThổĐất nền nhàTốn MộcKhôn Thổ
1970Canh TuấtThoa Xuyến KimVàng trang sứcChấn MộcChấn Mộc
1971Tân HợiThoa Xuyến KimVàng trang sứcKhôn ThổTốn Mộc
1972Nhâm TýTang Đố MộcGỗ cây dâuKhảm ThủyKhôn Thổ
1973Quý SửuTang Đố MộcGỗ cây dâuLy HoảCàn Kim
1974Giáp DầnĐại Khe ThủyNước khe lớnCấn ThổĐoài Kim
1975Ất MãoĐại Khe ThủyNước khe lớnĐoài KimCấn Thổ
1976Bính ThìnSa Trung ThổĐất pha cátCàn KimLy Hoả
1977Đinh TỵSa Trung ThổĐất pha cátKhôn ThổKhảm Thủy
1978Mậu NgọThiên Thượng HỏaLửa trên trờiTốn MộcKhôn Thổ
1979Kỷ MùiThiên Thượng HỏaLửa trên trờiChấn MộcChấn Mộc
1980Canh ThânThạch Lựu MộcGỗ cây lựuKhôn ThổTốn Mộc
1981Tân DậuThạch Lựu MộcGỗ cây lựuKhảm ThủyKhôn Thổ
1982Nhâm TuấtĐại Hải ThủyNước biển lớnLy HoảCàn Kim
1983Quý HợiĐại Hải ThủyNước biển lớnCấn ThổĐoài Kim
1984Giáp TýHải Trung KimVàng trong biểnĐoài KimCấn Thổ
1985Ất SửuHải Trung KimVàng trong biểnCàn KimLy Hoả
1986Bính DầnLư Trung HỏaLửa trong lòKhôn ThổKhảm Thủy
1987Đinh MãoLư Trung HỏaLửa trong lòTốn MộcKhôn Thổ
1988Mậu ThìnĐại Lâm MộcGỗ rừng giàChấn MộcChấn Mộc
1989Kỷ TỵĐại Lâm MộcGỗ rừng giàKhôn ThổTốn Mộc
1990Canh NgọLộ Bàng ThổĐất đường điKhảm ThủyKhôn Thổ
1991Tân MùiLộ Bàng ThổĐất đường điLy HoảCàn Kim
1992Nhâm ThânKiếm Phong KimVàng mũi kiếmCấn ThổĐoài Kim
1993Quý DậuKiếm Phong KimVàng mũi kiếmĐoài KimCấn Thổ
1994Giáp TuấtSơn Đầu HỏaLửa trên núiCàn KimLy Hoả
1995Ất HợiSơn Đầu HỏaLửa trên núiKhôn ThổKhảm Thủy
1996Bính TýGiảm Hạ ThủyNước cuối kheTốn MộcKhôn Thổ
1997Đinh SửuGiảm Hạ ThủyNước cuối kheChấn MộcChấn Mộc
1998Mậu DầnThành Đầu ThổĐất trên thànhKhôn ThổTốn Mộc
1999Kỷ MãoThành Đầu ThổĐất trên thànhKhảm ThủyKhôn Thổ
2000Canh ThìnBạch Lạp KimVàng chân đènLy HoảCàn Kim
2001Tân TỵBạch Lạp KimVàng chân đènCấn ThổĐoài Kim
2002Nhâm NgọDương Liễu MộcGỗ cây dươngĐoài KimCấn Thổ
2003Quý MùiDương Liễu MộcGỗ cây dươngCàn KimLy Hoả
2004Giáp ThânTuyền Trung ThủyNước trong suốiKhôn ThổKhảm Thủy
2005Ất DậuTuyền Trung ThủyNước trong suốiTốn MộcKhôn Thổ
2006Bính TuấtỐc Thượng ThổĐất nóc nhàChấn MộcChấn Mộc
2007Đinh HợiỐc Thượng ThổĐất nóc nhàKhôn ThổTốn Mộc
2008Mậu TýThích Lịch HỏaLửa sấm sétKhảm ThủyKhôn Thổ
2009Kỷ SửuThích Lịch HỏaLửa sấm sétLy HoảCàn Kim
2010Canh DầnTùng Bách MộcGỗ tùng báchCấn ThổĐoài Kim

Diễn giải ý nghĩa của nạp âm

Nạp âmÝ nghĩaDiễn giải
Hải Trung KimHải Trung Kim là kim chìm dưới đáy biển.Kim ở Tý và Sửu là khi Thuỷ vượng và Kim Tử và Mộ. Ám chỉ kim chìm trong lòng biển.
Lư Trung HoảLư Trung Hoả là lửa cháy trong lò.Hoả trải qua giai đoạn Dần và Mão là khi Mộc vượng. Hoả được Mộc nuôi dưỡng, do đó như hình ảnh của lò lửa.
Đại Lâm MộcĐại Lâm Mộc là cây lớn mọc trong rừng.
Mộc trải qua giai đoạn Thìn và Tỵ là lúc Mộc đã trưởng thành và được đất dày nuôi dưỡng và mặt trời sưởi ấm.Do đó mộc phát triển thành rừng rậm.
Lộ Bàng ThổLộ Bàng Thổ là đất ven đường.Ở Ngọ và Mùi thì Thổ bị khô. Không còn có khả năng hỗ trợ cho mộc phát triển, cũng giống đất đắp đường.
Kiếm Phong KimKiếm Phong Kim là kim loại đầu mũi kiếm (kim loại đã được rèn sắc bén)Ở Thân và Dậu thì Kim đạt đỉnh cao, vượng nhất nên giống như kim loại đầu mũi gươm.
Sơn Đầu HoảSơn Đầu Hỏa có nghĩa là lửa trên đỉnh núi.Ở Tuất và Hợi thì Hoả ở giai đoạn Mộ và Tuyệt. Cũng như ở cuối giai đoạn của một cơn cháy rừng, khi hoả chỉ còn lại là lửa âm thầm bên dưới tro tàn.
Giản Hạ ThuỷGiản Hạ Thuỷ là nước khe suối.Thuỷ vượng ở Tý và suy ở Sửu. Không vượng như nước sông lớn nhưng vẫn có sức sống dai dẳng giống như nước ở khe suối các ngọn núi cao.
Thành Đầu ThổThành Đầu Thổ có thể hiểu là loại đất ở vị trí cao trên bề mặt tường thành, có vai trò bảo vệ và duy trì sự an toàn cho khu vực bên trong.Thổ khi ở Dần và Mão là lúc Mộc vượng. Mặc dù Thổ bị Mộc khắc, Dần là gốc ở quái Cấn nên cũng là Thổ, và Mão là dây leo nhỏ, nên giữ được đất hơn là làm tơi xốp. Do đó đất vươn lên cao tạo thành sức mạnh, cũng như pháo đài.
Bạch Lạp KimVàng trong nến“Bạch Lạp” có nghĩa là cây nến trắng, khi đốt, sáp nến chảy ra. Kim loại đang ở giai đoạn phôi thai và chưa có định hình rõ ràng cũng như ý nghĩa của sáp. Bạch Lạp Kim biểu thị kim loại mềm như thiếc hay chì.
Dương Liễu MộcDương Liễu Mộc là gỗ cây dương liễu.Cây dương liễu thường biểu trưng cho sự mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng đầy sức sống
Tỉnh Tuyền ThuỷTỉnh Tuyền Thuỷ là nước giếng.
Ốc Thượng ThổĐất ở mái nhà.Do đó đất này cao hơn so với mặt đất, và tựa như mái ngói đất và làm bằng Thổ.
Phích Lịch HoảLửa sấm chớp.
Tùng Bách MộcGỗ cây tùng, cây bách.Gỗ xây dựng cấu trúc nhà ở hay đồ nội thất vào thời xưa đều được làm từ cây tùng, bách và cây này còn là đại diện cho biểu tượng sức mạnh và sự ngay thẳng.
Trường Lưu ThuỷNước chảy dòng dài.Thuỷ sẽ không bao giờ bị khô hạn mà sẽ luôn là dòng chảy liên tục.
Sa Thạch KimKim loại trong cátBiểu trưng cho khả năng phát hiện và khai thác tiềm năng từ những điều tưởng chừng như bình thường.
Sơn Hạ HoảLửa dưới chân núi..
Bình Địa MộcCây ở vùng đồng bằng.
Bích Thượng Thổđất trên tường.Tý là đất của Thuỷ và Sửu là đất ướt. Quá nhiều nước biến đất thổ thành chất liệu xây dựng ướt mềm như xi măng hay vữa tô lên tường.
Kim Bạc KimKim loại trắng, kim loại quý như bạch kimMộc vượng ở Dần và Mão. Khi Mộc vượng thì Kim kém hiệu quả. Ngoài ra Kim Tuyệt ở Dần và Thai ở Mão. Kim loại rất yếu ớt như phôi kim loại.
Phúc Đăng HoảNgọn lửa đèn bàn thờ.Biểu thị cho lửa của ngọn đèn vẫn cháy suốt
Thiên Hà ThuỷNước từ trên trời.Can Bính và Đinh là Hoả. Ngọ là đất của Hoả. Tuy vậy ngũ hành nạp âm lại là Thuỷ. Người xưa cho rằng thuỷ xuất phát từ hoả có thể biểu thị một dòng sông ở trên trời. Thiên Hà có thể biểu thị dải ngân hà trong vũ trụ.
Đại Trạch Thổ
Xoa Xuyến KimVàng bạc trang sức.Kim Suy tại Tuất và Bệnh tại Hợi. Kim không dùng được để làm vũ khí hay công cụ, mà chỉ là trang sức đẹp mắt.
Tang Đố MộcGỗ cây dâuTý là đất của Thuỷ, biểu thị sự sinh sôi của Mộc, nhưng cũng ẩn chứa Kim tại Sửu. Hình tượng là một trong những cây dâu có lá non để nuôi tằm.
Đại Khê ThuỷNước ở dòng suối lớnDần chỉ vùng Đông Bắc, Mão chỉ vùng phía Đông. Ở Trung Quốc thì các dòng sông lớn chảy từ Tây sang Đông. Do đó nước chảy về phía Đông được xem như dòng chảy tự nhiên và gặp phải các dòng suối chạy trên đường, dần dần nhập vào và biến thành dòng suối hay sông lớn.
Sa Trung ThổĐất có lẫn cát.Thổ nhập vào Mộ tại Thìn và trở thành Tuyệt tại Tỵ. (Thổ xem giống như là Thuỷ). Nhưng cùng lúc thì Hoả ở Thiên Can vượt trội, có khả năng sinh ra Thổ. Thuật ngữ sa trung thổ biểu thị đất này thiếu sức mạnh nhưng cũng không hoàn toàn kém cỏi.
Thiên Thượng HoảHoả từ mặt trời.Hoả đạt đế vượng ở Ngọ. Mặc dù Suy ở Mùi nhưng vẫn có Mộc ẩn tàng giúp Hoả cháy. Hình ảnh là mặt trời vào buổi trưa, nóng và dữ dội.
Thạch Lựu MộcGỗ cây thạch lựuThân và Dậu là mùa thu. Hầu hết các cây sẽ bắt đầu héo rũ, nhưng cây thạch lựu vẫn ra quả tốt. Do đó được xem là biểu thị của mộc chống chọi sự lạnh giá mùa thu.
Đại Hải ThuỷNước biển lớn.Thuỷ rơi vào Quan Đới và Lâm Quan ở Tuất và Hợi, phát triển rất mạnh. Ngoài ra, Hợi đại diện cho lượng nước vô hạn. Can Nhâm và Quý cũng đại diện cho Thuỷ. Lượng nước rất lớn, biểu thị cho đại dương
Diễn giải ý nghĩa của ngũ hành nạp âm

Sinh khắc ngũ hành nạp âm theo quan niệm của Thiệu Vĩ Hoa

  • Hải Trung Kim không thể bị Hoả khắc.
  • Thuỷ không thể dập tắt được Phích Lịch Hoả.
  • Hải Trung Kim hay Sa Trung Kim là Kim ở đáy biển hay Kim ở trong đất cát. Tuy nhiên Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì lại sợ Hỏa Thủ Lôi (Tích Lịch Hỏa) vì Hỏa Thủ Lôi có thể đánh xuống đáy biển, đánh xuống tận tầng đất sâu.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kiếm Phong Kim rất cần Hỏa vì có lửa luyện thì mới thành kiếm sắc.
  • Bạch lạp Kim là Kim trên cây nến rất dễ bị Hỏa khắc Kim có thể khắc Mộc, nhưng gỗ trong cột phần lớn lại cần có Kim chế ngự. Suy Kim không thể khắc Mộc vượng, trừ khi Mộc yếu mà gặp Kim vượng thì bất lợi. Nói chung trong điều kiện bình thường thì Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc không dễ bị Kim khắc. Mộc sợ nhất là Kiếm Phong Kim vì đây là Kim của vũ khí
  • Mộc có thể khắc Thổ, Thổ trong đồng ruộng phần nhiều là Thổ vượng, rừng cây thưa (Mộc suy) nếu không thì không nuôi được mùa mạng Mộc suy, Thổ vượng thì Mộc không thể khắc Thổ. Mộc vượng Thổ suy thì tất sẽ bị khắc. Nói chung Thổ trên tường (Bích Thuợng Thổ), Thổ ở bãi ruộng Đại Trạch Thổ) không dễ bị Mộc khắc. Nhưng Thổ sợ nhất là Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc khắc.
  • Thổ có thể khắc Thủy. Thủy nhiều, Thủy vượng bao vây Thổ, có thể tưới ruộng, tưới nhuận vạn vật, nên suy Thổ không khắc được vượng Thủy. Nếu Thủy suy, Thổ vượng tất sẽ bị khắc. Thủy sợ Thổ khắc nhưng Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy (Thủy ở đại Dương) không những không sợ Thổ khắc mà còn khắc ngược lại Thổ Thủy có thể khắc Hỏa. Hỏa nhiều, Hỏa vượng thì cần Thủy chế. Hỏa vượng, Thủy suy thì không sợ Thủy khắc. Thủy vượng, Hỏa suy tất sẽ bị khắc. Có thể nói Hỏa Thủ Lôi không những không sợ bị Thủy khắc, ngược lại trời mưa càng to, sét còn có thể chui xuống đáy biển để khắc Thủy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!