Chúng ta đã đi qua các bài học về chức năng của 10 đầu ngón tay và các biến thể hình thái của chủng vân tay. Vậy thì làm cách nào để xác định năng lực bẩm sinh của một người dựa trên vân tay và bằng mắt thường. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một phương thức để có thể xác định tương đối khả năng của một đầu ngón tay thông qua những chỉ số quan trọng trong sinh trắc học vân tay nhé!
Nguyên tắt hoạt động của não bộ
Chúng ta đã biết rằng, sinh trắc vân tay chia não bộ thành 5 thùy, và mỗi thùy giữ chức năng khác nhau. 5 Thùy này lại được phân bổ qua não trái và não phải. Như vậy, ta có 10 vùng chức năng, và mỗi vùng chức năng này sẽ được liên kết tới 10 đầu ngón tay.
Mặc dầu não bộ không hoạt động độc lập, tuy nhiên cơ chế của não bộ là sẽ nhạy cảm với những tín hiệu mà não có thể hấp thu nhanh. Và một khi đã bắt tín hiệu hấp thu tốt với một vùng chức năng nào đó thì não sẽ hoạt động tốt và truyền những tín hiệu tốt đến những vùng chức năng khác có liên quan. Điều này cho thấy rằng, khi bạn xác định được vùng chức năng làm não bộ thỏa mãn và kích thích sự vận động của nó, thì não sẽ làm việc ít có cảm giác mệt mỏi. Nên người ta vẫn thường có câu: “nếu bạn làm những gì bạn yêu thích, bạn sẽ không bao giờ nghĩ là mình đang phải làm việc”
Mà khả năng hấp thụ này có thể được biết trên 10 đầu ngón tay. Thông qua 3 yếu tố sau:
Xác định năng lực bẩm sinh dựa trên số lượng đường vân
Yếu tố thứ 1, 4T Human muốn giới thiệu đến khái niệm RC (Ridge Count), hay chỉ số này còn được gọi là FRC (Finger RC Ridge Count) có nghĩa là số lượng đường vân trên ngón tay. RC sẽ được tính bằng số lượng đường vân từ tâm của vân tay đến tam điểm (delta). Đối các chủng vân tay chúng ta sẽ có RC như sau:
- Chủng núi: Chúng ta sẽ RC = 0
- Chúng nước: 1 chỉ số RC
- Chủng đại bàng: 2 chỉ số RC (Khoảng cách từ tâm tới delta gần và delta xa)
Hãy nhớ rằng, RC là chỉ số đại diện cho năng lực bẩm sinh của một người, liên quan đến khả năng hấp thu việc học và trí nhớ của một cá nhân. Người nào có chỉ số này cao thường có khả năng học tập nhanh nhạy và ghi nhớ rất tốt, xử lý được thông tin. Giá trị của RC không đại diện cho chỉ số thông minh IQ mà liên quan đến khả năng hấp thu của một chức năng nào đó trên ngón tay. Đó có thể là khả năng vẽ, âm nhạc, khả năng chuyển động của bàn tay hay là khả năng cảm nhận cảm xúc của người khác… vân vân
Xác định năng lực bẩm sinh dựa trên hình thái chủng vân tay
Chúng ta đã học qua 3 nhóm chủng vân tay chính, và dựa trên phân tích của từng nhóm chủng vân tay, thì năng lực bẩm sinh của 3 nhóm chủng vân tay sẽ được thể hiện như sau:
- Nhóm núi: Năng lực bẩm sinh thấp nhất (tuy nhiên điều này không đại diện cho năng lực của người đó, hay xem lại các bài chia sẻ về chủng vân tay núi để rõ hơn ý mình vừa nói nhé)
- Nhóm nước: Khả năng hấp thu nhanh, và không cần nỗ lực nhiều
- Nhóm đại bàng: Khả năng hấp thu nhanh về phía có mật độ đường vân cao, còn phía còn lại cần được đặt trong môi trường áp lực, môi trường mà não bộ bắt buộc phải vận động thể tận dụng khả năng của chức não. Vì vậy, xét trên tổng thể, tiềm năng của nhóm đại bàng sẽ khó để sử dụng nhiều hơn so với nhóm nước. Tuy nhiên, nếu được đặt trong môi trường và điều kiện đòi hỏi não bộ phải vận động để phát huy năng lực thì chủng vân tay đại bàng lại thể hiện nhiều khả năng tuyệt vời hơn chủng nước.
Ví dụ cụ thể:
Xác định góc ATD và mức độ nhạy bén của con người ở thời điểm hiện tại
Góc ATD là góc được tạo ra trên lòng bàn tay bởi 3 điểm như hình vẽ. Dưới gốc của ngón út và ngón tay trở thường xuất hiện một tam giác điểm – delta (là ngã ba được tạo ra bởi các đường vân trên bàn tay). Đồng thời phía dưới gốc bàn tay (Cổ tay) cũng xuất hiện một delta như vậy. Chúng ta quy ước như sau:
- Delta dưới ngón trỏ gọi là điểm A
- Delta dưới ngón út gọi là điểm D
- Delta gần cổ tay gọi điểm T
Như vậy, khi nối 3 điểm này lại với nhau, giữ điểm T làm điểm gốc, ta sẽ có góc ATD. Cũng cần lưu ý rằng để lấy được 1 góc ATD tiêu chuẩn chính xác là bàn tay phải chụm các ngón lại và đặt trên một mặt phẳng. Và lưu ý rằng, vân tay là khả năng bẩm sinh, không thay đổi theo thời gian nhưng góc ATD có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào sự rèn luyện não bộ của bạn.
Góc ATD sẽ thể hiện khả năng nhạy bén của một người. Tức là khả năng hấp thu các kiến thức bẩm sinh của người đó. Nếu một người có chỉ số TFRC và AFRC rất cao nhưng thiếu góc ATD nhạy bén thì não bộ rất khó để sử dụng năng lực bẩm sinh này.
Bảng tham khảo đánh giá góc ATD:
Góc ATD | Đánh giá khả năng nhạy bén |
ATD < 30° | Chậm |
30°<ATD < 40° | Rất nhạy bén |
40°<ATD < 44° | Bình thường |
44°<ATD < 54° | Chậm |
ATD > 54° | Rất chậm |