Sao Tử Vi được xem là “đế tinh” trong Tử Vi Đẩu Số, tượng trưng cho quyền lực, uy nghi và sự lãnh đạo. Khi sao Tử Vi tọa thủ tại các cung khác nhau trên lá số, nó sẽ mang đến những đặc điểm và ảnh hưởng riêng biệt. Dưới đây là phân tích chi tiết về tính chất của sao Tử Vi khi tọa thủ trên 12 tinh bàn:
Vị trí sao tử vi toạ các cung địa bàn
- Miếu địa: Tỵ, Ngọ, Dần, Thân
- Vượng địa: Thìn, Tuất
- Đắc địa: Sửu, Mùi
- Bình hòa: Hợi, Tý, Mão, Dậu
- Tử vi không có vị trí hãm địa
Tử vi độc toạ tại Ngọ

- Vị trí: Tử vi là sao hành thổ, toạ tại Ngọ là hoả. Hoả sinh thổ là một trong những cách đẹp nhất của sao tử vi ̣(Nếu không bị tuần triệt hoặc sát tinh phá)
- Đặc điểm: Khi Tử Vi độc tọa tại cung Ngọ, đây là vị trí đắc địa nhất. Người có cách cục này thường sở hữu khả năng lãnh đạo xuất sắc, uy quyền và tầm ảnh hưởng lớn. Họ tự tin, quyết đoán và có khả năng tự lập cao. Tuy nhiên, cần chú ý tránh tính kiêu ngạo và cô lập.
“Tử vi cư ngọ vô hình kị, đinh kỷ vị chí công khanh”
Tử vi độc tọa, ở cung Tý không bằng ở cung Ngọ, bởi vì khi ở cung Ngọ là nhập miếu, tài lãnh đạo và lực điều hòa với lực chế hóa đều lớn hơn khi độc tọa ở cung Tý, vì vậy địa vị và tài phú cũng đều hơn hẳn.
- Tử vi độc tọa, ngoài việc ưa “bách quan triều củng” ra, còn ưa Tả phụ, Hữu bật giáp mệnh, Văn xương Văn khúc giáp mệnh, Long trì Phượng các giáp mệnh, thảy đều có thể làm tăng khí thế và giảm bớt vất vả.
- Nếu là “tại dã cô quân”, còn gặp các sao “không” như Thiên không, Địa không, thì thích hợp làm người truy tìm chân lý, thành nhân vật tôn giáo, cũng có thể thành nhân vật lãnh đạo.
- Gặp Hoa cái, khuynh hướng tôn giáo tín ngưỡng càng sâu, hơn nữa còn thích tìm hiểu về việc thần bí.
Tử vi độc tọa, mà gặp các sao Phụ – Tá – Sát – Hóa, thì cần phải xét xem các sao cát hung nhiều ít thế nào, sức mạnh của chúng ra sao, để định tốt xấu. Thông thường phần lớn trường hợp đều chủ về có lý tưởng cao nhưng sức mạnh hành động không đủ, cần phải dùng hậu thiên để bổ cứu (nhân mệnh), để nỗ lực thực hiện lý tưởng.
Nếu như không có sao Cát hội hợp, mà chỉ gặp Sát tinh, thì rất dễ cảm thấy có tài mà không gặp thời, nên làm việc ở lĩnh vực kinh doanh thương mại. Chỉ cần Sát tinh nhập miếu, mà Sát tinh không nhiều, thì vẫn có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trở nên giầu có.
Nếu gặp sát tinh nặng, thông thường đều chủ về bất hòa, tranh chấp thị phi. Nhất là gặp phải Kình dương lạc hãm, càng chủ về kiện tụng, hoặc phẫu thuật ngoại khoa
Phàm Tử vi độc tọa, đối cung ắt sẽ gặp Tham lang, chủ về hiếu sắc, có các sao đào hoa hội hợp thì càng nặng. Nếu chỉ hội hợp Thiên hình, thì chủ về tự bản thân biết kiềm chế, gặp Đà la cũng có thể tự kiềm chế.
Tử vi – Thiên Phủ đồng cung tại Dần, Thân


Tử Phủ tại Dần Thân
- Vị trí: Tử vi là vua của bắc đẩu tinh, thiên phủ là vua của nam đẩu tinh. Đây là cách đẹp thứ 2, sau cách tử vi độc toạ tại ngọ. Được ví như quyền lực của vua và hoàng hậu.
- Đặc điểm: Sự kết hợp này mang lại sự ổn định, khả năng quản lý tài chính và tổ chức tốt. Tại cung Dần, người này có tầm nhìn xa và khả năng lập kế hoạch chiến lược. Tại cung Thân, họ thực tế, linh hoạt và dễ thích nghi với môi trường mới.
Đây là cách đẹp thứ 2, sau cách tử vi độc toạ tại ngọ. Được ví như quyền lực của vua và hoàng hậu. Tuy nhiên, trong thế đứng này cũng có nhược điểm nhỏ. Tử vi là chủ tinh của Bắc Đẩu, tính thích hợp khai sáng. Thiên phủ là chủ tinh của Nam Đẩu, tính lợi về bảo thủ. Cho nên khi hai chủ tinh gặp nhau, không những xung đột “một núi không thể có hai cọp”, mà tính chất còn kiềm chế nhau, sẽ khó phát huy.
Thông thường, chỉ chủ về thanh cao, thậm chí có khả năng phát triển thành tự sùng bái mình. Kết cấu tinh hệ kiểu này, rất nên theo sự nghiệp giáo dục, làm công chức cũng được, nếu theo nghiệp kinh doanh sẽ không đắc cách, hành động không mang tính đột phá, mang lại hiệu quả tốt cho bản thân, thường đánh mất cơ hội, hoặc “khéo quá thì biến thành vụng”.
Nữ mệnh gặp tinh hệ Tử Phủ, nếu Tham lang của cung Phúc hội hợp với các sao đào hoa Hồng loan, Thiên hỷ, Hàm trì, Thiên diêu, thì nên xem trọng sinh hoạt tình cảm, nếu cung Mệnh có các sao Sát – Hình tụ tập đủ, thì có thể làm kế thất, hoặc do quá tự sùng bái mình mà suốt đời không kết hôn.
Tử vi – Thất Sát đồng cung tại Tị, Hợi


- Vị trí: Thất Sát hành kim, tử vi hành thổ. Tử vi đi cùng với thất sát tượng cho vua có thêm cây kiếm sắc bén bên người, tính uy lực tăng, nhưng tính sát phạt hung bạo cũng tăng theo.
- Đặc điểm: Sự kết hợp giữa Tử Vi và Thất Sát tạo nên tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và có khuynh hướng mạo hiểm. Tại cung Tị, người này có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt, thích hợp với các vị trí chỉ huy. Tại cung Hợi, họ có thể gặp nhiều thử thách hơn, cần kiên trì và nhẫn nại để đạt được thành công.
“Tử vi Thất sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi. Tử vi là đế diệu, Thất sát là tướng tinh, hai sao này mà đồng cung sẽ có uy không ai so bì được. Cho nên, Tử Sát chủ về giầu tính khai sáng, hơn nữa còn có tư tưởng độc đáo.
Thông thường, Tử Sát có thể xem là tượng trưng của quyền lực, cho nên Tử vi không nên Hóa quyền, vì như vậy sẽ “kích phát” về lòng ham muốn quyền lực lên quá cao, có biểu hiện khí “bá đạo” mà những người khi tiếp xúc khó mà nhịn được. Điều này gây ảnh hưởng đến mối quan hệ bền vững và để lại hậu quả lâu dài rất sâu sắc.
Tử Sát rát nên được các sao Cát hội chiếu. Như Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã hội hợp , thì tính “cương dũng” của Thất sát có đất dụng võ. Cái gọi là “hóa sát làm quyền” là cách cục này. Nhưng giả dụ không có sao Cát hội chiếu, thì giống như anh hùng thảo dã làm giặc cướp, khó tránh có biểu hiện tàn nhẫn bá đạo, chủ về phát lên một cách nhanh chóng rồi suy sụp cũng rất nhanh chóng. Nếu như không có sao Cát, mà còn có Sát tinh hội hợp, thì khó tránh “hình thương, khắc hại”.
Nữ mệnh gặp Tử Sát, về phương diện sinh hoạt hôn nhân, sẽ không có trở ngại gì lớn, nhưng nếu gặp Sát tinh hội chiếu, thì chủ về cô độc.
Đại hạn hoặc lưu niên gặp Tử Sát, nếu còn gặp Sát tinh, thì tuy có cơ hội thay đổi, nhưng lại khó được như nguyện. Nếu có Cát tinh tụ hội, thì chủ về trải qua thay đổi mà được cát lợi.
Tử vi – Thiên Tướng đồng cung tại Thìn, Tuất


- Vị trí: Tử vi hành thổ, Thiên Tướng hành thuỷ, lại gặp đất Thìn Tuất là đất la võng. Đây cũng là một cách cục không đặc cách. Tử Tướng Thìn hay Tuất hãm vào Thiên La địa Võng khó khăn hơn, nhất là vào số nữ không tránh khỏi vất vả.
- Đặc điểm: Tử Vi kết hợp với Thiên Tướng tạo nên người có khả năng lãnh đạo và thu phục lòng người. Tại cung Thìn, họ mạnh mẽ, quyết đoán và có khả năng chỉ huy. Tại cung Tuất, họ linh hoạt, biết cách hợp tác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Tử Vi Thiên Tướng đồng cung (Thìn Tuất) đương nhiên Thiên Phủ chiếu hội, nhưng cách cục này không hay bằng Tí Ngọ Tử Vi hội chiếu Phủ Tướng (Phủ Tướng triều viên).
Tử vi Thiên tướng đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Tử vi là đế diệu, Thiên tướng là sao “ấn”, thoạt nhìn thì có vẻ là một kết cấu rất lý tưởng, nhưng khi hai sao này đồng cung, thì lại vì Phá quân ở đối cung mà thay đổi tính chất. Phái Trung Châu xem trọng đặc tính của toàn bộ kết cấu của các tinh hệ, đây là một ví dụ.
Tinh hệ Tử Tướng rất ưa được Lộc tồn hội chiếu, có thể giầu có, nhưng thành kiến chủ quan cực sâu, mà còn thích tranh quyền, nên dễ bị người ta dạt bỏ, chèn ép. Nếu không có Lộc tồn, mà Tử vi hóa Quyền (can Nhâm), thì tính thích tranh quyền càng kịch liệt, còn nếu Tử vi hóa Khoa (can Ất), tính thích tranh quyền tuy có hơi giảm, nhưng lòng tự tôn và trọng danh dự càng nặng, dễ bị người ta úy kị.
Nếu không gặp Lộc Quyền Khoa, thì tinh hệ này ưa được “bách quan triều củng”, mà không ưa các sao Sát Kị hội hợp. Nếu được Tả phụ Hữu bật Văn xương Văn Khúc hội chiếu thì sự nghiệp có thể thành tựu, là nhân vật lãnh đạo, tính tình ôn hòa đôn hậu. Nhưng vì ảnh hưởng của Phá quân ở đối cung, nên trong đời ắt phải trải qua một lần sóng gió trắc trở.
Nếu không gặp Cát tinh, mà có tứ Sát hội hợp, thì lấy trường hợp Kình Đà là khá tốt, thích hợp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Nếu gặp Hỏa Linh, do gặp Hỏa Linh phải hao phí sức lực hóa giải nên tăng thêm vất vả gian khổ. Giả dụ như gặp Hỏa Linh mà còn gặp thêm Không Kiếp, hay Thiên hình, thì có thể gặp bất hạnh, tinh thần hay bị kích thích, hoặc mắc bệnh tim. Phàm Tử Phủ thủ Mệnh, dù không gặp Sát tinh, cũng nên chú ý sức khỏe tim mạch và tu dưỡng tinh thần.
Nếu có nhiều Sát tinh hội hợp, chủ về phát lên một cách nhanh chóng rồi suy sụp cũng rất nhanh chóng, mà còn dễ có biểu hiện vô tình vô nghĩa. Nếu có sao Cát tương hội, thì chủ về đời người trải qua nhiều sóng gió, trắc trở, hoặc cuộc đời có sự thay đổi đặc biệt, hoặc gặp bất hạnh bất ngờ, hoặc là gặp cơ hội tốt. Nhưng trong ngẫu nhiên vô tình vẫn có biểu hiện tình nghĩa lạnh nhạt.
Nữ mệnh gặp tinh hệ “Tử vi Thiên tướng”, cần chú ý sinh hoạt tình cảm, đồng thời cũng lưu ý đặc tính vô tình vô nghĩa của tinh hệ này, mà biết tự kiềm chế thì mới tốt lành, nhưng trong tình yêu ắt thường nổi sóng.
Cung Mệnh của lưu niên hay đại hạn có “Tử vi Thiên phủ”, nếu gặp các sao Sát Kị, ắt sẽ bị gặp nhiều trở ngại, rồi sinh lòng thay đổi, như mong muốn thay đổi việc làm nhưng lại không được, gặp Cát tinh thì vận hạn thuận lợi toại ý, sự nghiệp có thành tựu.
Tử vi – Phá Quân đồng cung tại Sửu, Mùi


Vị trí: Tử vi là sao hành thổ, phá quân là sao hành thuỷ. Thuỷ và Thổ xung khắc, đồng cung tạo nên một thế mâu thuẫn tính cách của 2 ngôi sao này. Đây là kết cấu tinh hệ rất có khí lực khai sáng.
Đặc điểm: Sự kết hợp này tạo nên tính cách thích đổi mới, cải cách và không ngại khó khăn. Tại cung Sửu, người này có thể gặp nhiều thử thách trong sự nghiệp, cần kiên trì và nhẫn nại. Tại cung Mùi, họ có khả năng thích nghi tốt hơn, nhưng vẫn cần cẩn trọng trong các quyết định quan trọng.
Tử vi ở hai cung Sửu hoặc Mùi, luôn có Phá quân đồng độ, đây là kết cấu tinh hệ rất có khí lực khai sáng. Phá quân vốn là chiến tướng tiên phong, được Tử vi cầm cương điều khiển (là đặc thù của Phá quân cần phải có người cầm cương nảy mực), lực phá hoại của Phá quân nhờ vậy mà được giảm thiểu, sắc sáng tạo trái lại sẽ tăng. Tuy đời người không tránh được vất vả, nhưng nhờ có tài lãnh đạo, có tính quyết đoán, nên cũng chủ về trải qua vất vả mà có được thành tựu.
Do đó Tử Phá đóng Mệnh bất luận nam hay nữ đều là con người quyết đoán, chí phấn đấu sôi nổi, can trường lì lợm, phiêu lưu, không thủ cựu, có đời sống hiếu động nhiều màu sắc. Tử Phá ra kinh doanh cũng đắc lực nhưng không bền vì nguyên tắc tiền bạc cần phải an định mới tụ, tức là cần chậm mà chắc để phát triển lớn. Tử Phá có phần hơi phá cách, phóng khoáng về tiền bạc.
- Mệnh nam Tử Phá: dễ đi vào chính giới hay quân giới nếu gặp cơ duyên. Được Hóa Quyền Tả Hữu Kình Dương là thành công. Tuy nhiên cuộc sống bôn ba thăng trầm.
- Tử Phá Nữ mệnh: người đàn bà tháo vát, ngang ngạnh, bướng bỉnh, cá tính, dám làm dám chịu, riêng về tình duyên có phần phóng khoáng. Tử Phá nữ mệnh đối với hiện đại tốt hơn thời xưa vì hiện đại người đàn bà được trọng qua sự nghiệp hơn là qua hôn nhân theo quan niệm tự do phóng khoáng là hạnh phúc.
Nhưng lúc Phá quân hóa Quyền (can Giáp), sẽ làm tăng tính chất biến động của Phá quân, vì vậy mà đời người cành thêm thay đổi. Nếu có Tả Hữu đủ “cặp đôi” hội hợp, có thể giảm thiểu vất vả. Nếu gặp tứ Sát, thì chỉ thích hợp làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, và cần phải chú ý tính chất sáng tạo cái mới trong kinh doanh.
Nếu Phá quân hóa Lộc (can Quý), đồng thời với sự khai sáng là cơ hội kiếm tiền, khiến cho sinh hoạt vật chất của người này được sung túc, bù đắp cho những vát vả đã trải qua. Nhưng như vậy, đồng thời cũng chủ về tình cảm gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử, hơn nữa, sẽ khiến cho mệnh tạo thiên về hưởng thụ nhục dục. Bởi vì lúc này sẽ gặp tinh hệ “Liêm trinh Tham lang” ở cung Tị, do hội hợp với Phá quân hóa Lộc mà phát huy tác dụng.
Bất kể Phá quân hóa Quyền hay hóa Lộc, cũng đều có thể khiến cho mệnh tạo trở thành phú quý. Nhưng nếu đồng thời hội hợp với các sao Sát – Hình – Kị, thì tuy giầu có sung túc nhưng lại dễ chuốc điều tiếng thị phi. Gặp Kình dương, Thiên hình, Hóa Kị, còn dễ vướng vào tranh chấp kiện tụng, thích hợp theo binh nghiệp hoặc ngành pháp luật.
Tinh hệ “Tử vi Phá quân” chủ về biến động, cho nên trong kinh doanh làm ăn cần phải chú ý cơ hội đến bất ngờ, hơn nữa, có khả năng đồng thời kinh doanh hai ba lĩnh vực có liên quan với nhau. Nếu là nhân làm thuê, thì chủ về khiêm thêm ngành nghề, kiêm thêm chức vụ, hoặc làm tăng ca, nhưng nhất định sẽ một mình đảm trách công việc.
Tinh hệ “Tử vi Phá quân” đóng cung mệnh là người thẳng thắn. Nhưng nếu gặp Hoa cái, thì thích hợp nghiên cứu Tôn giáo hoặc triết học.
Tử Vi Phá Quân gặp Linh Hỏa lại không tốt mà gặp Kình Đà lại hay, như câu phú: Tử Phá thủ Mệnh ngộ Dương Đà, tiện khứ kinh thương (hội Dương Đà vào kinh thương hoạnh phát)
Có điều, do mệnh tạo hay lo toan nghĩ ngợi về nhiều biến động, vả lại Thiên phủ ở cung Phúc chủ về lo toan chu đáo, nên khi gặp các sao Sát, sao “không” có lúc sẽ bộc lộ tính cách tư lự, ích kỷ. Cổ nhân nói: “Tử Phá làm tôi thần bất trung, làm con bất hiếu” (Tử vi Phá quân, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu), cổ nhân còn nói: “Tử Phá đồng cung, mà không có Tả Hữu, không có cát tinh, là phường quan lại hung ác” (Tử Phá đồng cung vô Tả Hữu, vô cát diệu, hung ác tư lại chi đồ), tức là đã chỉ ra bản tính tự kỷ, ích kỷ, và khuynh hướng hay lo toan nghĩ ngợi của mệnh tạo. Nhưng chỉ cần có Cát tinh hội hợp, thì những tính cách không lành này sẽ giảm nhẹ, thậm chí tiêu trừ.
Đại hạn hoặc lưu niên gặp tinh hệ “Tử vi Phá quân”, chủ về “Khứ cựu canh tân” (bỏ cũ để đổi mới), được sao Cát hội hợp, đương nhiên biến động sẽ cát lợi. Nếu gặp Sát tinh, thì nên suy nghĩ kỹ, không được vội vã thay đổi. Nếu Cát tinh và Sát tinh đều có, thì phải xem đến vận hạn sau, soát xét xem có Cát hay không để quyết định làm hay dừng.
Tử vi – Tham Lang đồng cung tại Mão Dậu


Vị trí: Về cách Tử Vi Tham Lang đóng Mão và Dậu, cách này cổ thư gọi bằng Đào hoa phạm chủ. Tử Vi là chủ, Tham Lang là Đào hoa. Tham Lang ví như Đắc Kỷ, Tử Vi ví như Trụ Vương. Tham Lang như Tây Thi, Tử Vi như Phù Sai.
Sách có câu:
“Tử Tham Mão Dậu gặp Kiếp Không.
Kình Đà Linh Hỏa thường đi vào đường tu hành”
Tử vi và Tham lang đồng độ ở hai cung Mão Dậu, cổ nhân gọi cách này là “Đào hoa phạm chủ”, cho rằng chủ về bị ái tình chi phối rất cao, cho nên gặp “Tử vi Tham lang” đồng cung, rất kị gặp thêm các sao đào hoa Hồng loạn, Thiên hỷ, Hàm trì, Đại hao, Thiên diêu, Mộc dục. Nếu không sẽ chủ về mất kiềm chế trước sức hấp dẫn của người khác giới, nếu còn gặp thêm Sát tinh, thì vì sắc đẹp mà gặp họa. Dù không gặp Sát tinh thì cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp tương đối sâu sắc.
Tử Tham nữ mạng đa tình. Tử Vi nam mạng dễ rơi vào lụy tình, bẫy tình, u mê. Tu hành nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Lão kỹ đầu thiền về già đi tu, hương nhang thờ cúng cũng kể làm thoát tục. Mệnh này nếu không biết tiết chế về con đường tình ái, đối với nữ mệnh, nhiều chồng rút cuộc nằm không cũng kể là tăng. Đối với nam mệnh, lấy cho lắm vợ cuối cùng ngồi trơ thân cụ, đây là kết quả của Tử Tham Tứ Sát Kiếp Không trong Mệnh cung của lá số.
Tử Tham Tứ Sát tâm thần sinh ra chán nản thường trực. Không cứ phải cạo trọc đầu hay khoác áo nhà tu mới là thoát tục, mới là tăng lữ. Cách Tử Tham nếu chỉ gặp Hỏa hay Linh tinh tránh được Kình Đà Không Kiếp thì tốt hơn.
Nếu Tử vi hóa Quyền (can Nhâm) được “bách quan triều củng”, thì giống như thiên tử phong lưu ở thời thái bình, chủ về phú quý đa tình. Khi Tử vi hóa Khoa (can Ất) gặp sao Cát, tuy có tiếng tăm và học có thành tựu, nhưng vẫn thiên nặng về dục tình và ham muôn vật chất.
Nếu Tham lang hóa Lộc (can Mậu) thì chủ về một năm giao tế thù tạc nhiều, thên nặng về ham muôn vật chất, nhưng lại có tài vận hanh thông. Khi Tham lang hóa Quyền, ham muốn vật chất cũng nặng, nhưng phải trải qua cạnh tranh mới thành tựu. Khi Tham lang hóa Kị, tuy có giảm sắc thái đào hoa, nhưng về tài nghệ thì lại khó phát triển, nhiều ham muốn vật chất nhưng cũng khó mà toại nguyện.
Tinh hệ “Tử vi Tham lang” ưa gặp Tả phụ Hữu bật đồng cung, mà không ưa Văn xương Văn khúc. Nếu Xương Khúc đồng cung, thì khuynh hướng hấp dẫn người khác giới càng lớn, mà lại còn quá chú trọng trang điểm, chải chuốt, biểu hiện bề ngoài hoàn mỹ, cho nên hành sự “giả” nhiều mà “thực” ít. Nếu Tả phụ và Văn xương, hoặc Phụ bật và Văn khúc giáp cung Mệnh, thì trái lại, sẽ dễ phát huy tài chí, sự nghiệp có thành tựu. Cổ nhân nói “Tả Hữu Xương Khúc giáp chế”, theo bí truyền của Trung Châu phái, đây là nói về cách “giao thoa nhau mà giáp cung mệnh”, bởi vì Tử Tham vĩnh viễn không có khả năng được “Tả Hữu giáp mệnh” hay “Xương Khúc giáp mệnh”.
Tử Tham gặp Sát tinh, chỉ nên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nhưng Sát tinh nặng thì có thị phi tranh chấp. Nếu lại gặp sao “không” và Hoa cái thì trái lại, sẽ sinh nhai bằng hoạt động tôn giáo.
Nữ mệnh gặp Tử Tham, gặp đào hoa và Sát tinh, dễ rơi vào chốn phong trần, kị nhất là gặp Kình Dương. Nếu có các sao đào hoa tụ tập, nguy cơ rơi vào chốn phong trần càng lớn, đồng thời cũng vì vậy mà ham muôn vật chất có khuynh hướng trụy lạc. Nếu cung Mệnh ở Dậu, mượn Tử Tham của cung Mão để nhập cung, thì càng phải nên chú ý.
Cung Mệnh của lưu niên hay đại hạn mà gặp Tử Tham, thì tính đào hoa sẽ nhẹ hơn khi gặp ở cung Mệnh nguyên cục. Thông thường, nếu hội hợp với sao Cát, thì chủ về ít có sự biến động thay đổi, ít tiến bộ. Nhưng nếu các Sát tinh cùng tụ tập, mà không gặp các sao Hình – Kị, thì lại có thể tiến bộ. Còn nếu các Sát tinh cùng tụ tập, lại gặp thêm các sao Hình – Kị, thì có thể vì sắc mà phá tài, chuốc họa, hoặc vì thù tạc mà chuốc lấy điều tiếng thị phi.
Tử vi độc toạ tại Tý

- Vị trí: Tử vi là sao hành thổ, Cung Tý là sao hành thuỷ, thổ khắc thuỷ nên đây là vị trí không được gọi là đẹp. Tử vi độc tọa ở cung Tý không bằng ở cung Ngọ.
- Đặc điểm: Khi Tử Vi độc tọa tại cung Tí, người này có thể gặp nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Họ cần nỗ lực hơn người khác để đạt được thành công và nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè.