Quan hệ tam hội cũng giống như tam hợp cục. Các Chi có hợp lại thành “hội” hay thành “cục”, cũng là nằm trong ý nghĩa của sự tương trợ, tương sinh cho nhau và chỉ có ảnh hưởng mạnh khi chúng tụ họp lại. vì lý do khí của tam hội mạnh hơn khi chúng dồn về 1 phương hướng, khí của chúng “thuần” nên rất mạnh, còn Tam Cục thì do vòng trường sinh tạo thành, lẫn nhiều tạp khí.
Địa chi tam hội gồm những bộ ba nào?

- Dần – Mão – Thìn tam hội phương Đông, Mộc cục.
- Tị – Ngọ – Mùi tam hội phương Nam, Hỏa cục.
- Thân – Dậu – Tuất tam hội phương Tây, Kim cục.
- Hợi – Tý – Sửu tam hội phương Bắc, Thủy cục.
Hay nói cách khác
- Phương Đông Mộc = Dần Mão Thìn
- Phương Nam Hỏa = Tị Ngọ Mùi
- Phương Tây Kim = Thân Dậu Tuất
- Phương Bắc Thủy = Hợi Tý Sửu
Lý giải ngắn gọn sau:
- Dần Mão Thìn là các tháng 1,2,3 Âm lịch mùa xuân. Ở phương vị là Phương Đông nên hội Mộc
- Tỵ Ngọ Mùi là các tháng 4,5,6 Âm lịch là mùa hạ, ở phương vị là phương Nam nên hội Hỏa
- Thân Dậu Tuất là các tháng 7,8,9 âm lịch mùa thu, ở phương vị là phương Tây nên hội Kim
- Hợi Tý Sửu là các tháng 10,11,12 âm lịch mùa đông, ở phương vị là phương bắc nên hội Thủy
- Chúng ta chỉ phân bốn mùa là Xuân Hạ Thu Đông, và 4 phương Đông Tây Nam Bắc, vì vậy Thìn Tuất Sửu Mùi sẽ được phân bổ vào từng tam hội.
Lý giải tam hội cục
Hỏa trường sinh ở Dần thì đến Tỵ là Lâm Quan, Lâm Quan là giai đoạn Khí đầy đủ, lớn mạnh, thịnh vượng, ra làm quan, con người thì chín chắn, trưởng thành. còn với Hỏa thì giai đoạn Lâm quan là Hỏa vừa đủ, không yếu cũng không quá mãnh liệt. cho nên Tỵ hỏa Lâm Quan của Hỏa có thể luyện Kim thành Hình, Hình ở đây có thể hiểu là binh khí, công cụ dụng cụ Kim loại. cho nên Kim trường sinh ở Tỵ. Ngọ Hỏa là nơi Đế vượng, hỏa quá mãnh liệt làm tan chảy kim, khó mà luyện Kim được.
Bắt đầu mùa thu là tháng 7 Thân, khí trời mát mẻ, cái nóng mùa hè đã qua đi, khí trời dịu hơn có khác nào Thủy được sinh ra làm diu đi cơn nóng. Kim đến Thân là Lâm Quan, Kim lâm quan khí đủ vượng, vừa đủ mạnh mẽ để tạo hình, khí đã lớn mạnh, nhưng không quá thô cứng vì vậy mà Kim có thể sinh ra Thủy. cho nên Thủy trường sinh ở Thân.
Vào tháng 10 bắt đầu mùa Đông, thời tiết trở nên lạnh lẽo, vận vật thu tàng, cũng giống con Gấu trắng chuẩn bị ngủ đông, lúc này Thủy đã Lâm quan ở Hợi. Lúc này Kim thì đã suy yếu, cho nên không khắc được Mộc nữa, mà Thủy lâm quan thì Thủy này lớn mạnh, nhưng không cuồn cuộn, vừa đủ lại trung hòa cho nên là Thủy cát lợi, có thể sinh cho Mộc. cho nên Mộc trường sinh ở Hợi.
Lực lượng của địa chi tam hội
Khi xét trong bát tự Tử bình, đầu tiên là xét Tam hội, sau đó là Tam hợp Cục, vì lý do khí của tam hội mạnh hơn khi chúng dồn về 1 phương hướng, khí của chúng “thuần” nên rất mạnh, còn Tam Cục thì do vòng trường sinh tạo thành, lẫn nhiều tạp khí.
Tam hội > Tam hợp > Bán tam hợp > Lục hợp >Củng hợp
Lực lượng của tam hội cục thay đổi tuỳ theo vị trí đứng của 3 địa chi. Vị trí quyết định lực lượng của tam hội tuỳ thuộc vào địa chi đứng ở chi tháng theo bảng sau:
Chi tháng | Kim | Thuỷ | Mộc | Hoả |
Lực lượng mạnh I | Dậu | Tí | Mão | Ngọ |
Lực lượng mạnh II | Thân | Hợi | Dần | Tị |
Lực lượng mạnh III | Tuất | Sửu | Thìn | Mùi |
Quy tắc của địa chi tam hội cục thành hoá
Cũng như địa chi tam hợp, tam hội cục cũng chia thành hợp hoá và hợp không hoá.
Điều kiện để địa chi tam hội cục hoá ngũ hành:
- Tam hội có đủ 3 địa chi, không cần quan tâm đến vị trí 3 địa chi đó
- Thiên can chứa “hoá thần” hoặc 2 can hợp nhau thành “hoá thần”. Hay gọi là có thiên can dẫn. (Nhật chủ không tham gia vào quá trình này, trừ trường hợp có hoá khí cách)
Khi nào địa chi tam hội cục không hoá:
- Không có đủ 3 địa chi
- Cục thần bị xung khắc
- Thiên can không có can dẫn hoặc gọi là thiên can không chứa hoá thần hoặc 2 can hợp nhau không thành hoá thần.
- Lực lượng của hoá thần không đủ mạnh để hoá do lực lượng sinh khắc tiết hao quá mạnh
- Tuy tam hội cục không hoá, nhưng lực lượng của nó cũng ảnh hưởng đến mệnh cục