Thiên can mậu thổ – Núi hùng vĩ

Nhật can mậu thổ

Mậu Thổ là Dương Thổ, tượng trưng cho đất lớn, núi non, thành trì, có tính vững chãi, ổn định, bảo vệ, bao dung và nâng đỡ.

  • Thiên can: Mậu
  • Ngũ hành: Thổ
  • Âm dương: Dương
  • Quẻ: Cấn – Cấn là núi – Vững vàng, vững chắc
  • Hình tượng: núi cao, trụ đá, thành trì vững chắc.
  • Ý nghĩa: thể hiện sự vững chãi, kiên định, nhưng có thể tạo ra sự bế tắc hoặc khó thay đổi nếu không có sự điều hòa giữa cứng rắn và linh hoạt.

Hình tượng của thiên can mậu thổ

Nhật can mậu Thổ là đất (cứng), đá ong, đất đồi gần núi, cao nguyên và trung du, là tích tụ quặng kim loại. Quẻ dịch của thiên can mậu thổ chính là cấn, Tượng trưng cho Núi. Với tính chất vững vàng, kiên trì. Quẻ này mang ý nghĩa dừng lại, kiên nhẫn, khó tiến bước, nhưng cũng là nền tảng vững chắc để xây dựng lâu dài.

Mậu thuộc Dương Thổ, chỉ đất đai rộng lớn, dài rộng thịnh vượng, lại chỉ đất ở những bãi đê bồi, đá, đất khô hoặc đất dày phì nhiêu, có khả năng phòng chống sự tràn lan của sông suối.

Mậu thổ cũng là đất tường thành và bờ đê. Tuy có thể ngăn thủy nhưng không nuôi được vạn vật.

Là Dương Thổ, tượng trưng cho đất vững chắc, dày dặn, có tính mạnh mẽ, kiên cố, nhưng cũng có thể cứng nhắc, thiếu linh hoạt nếu không có sự điều hòa. Quẻ Cấn mang đến tính chất kiên trì và sự ổn định, nhưng nếu thiếu sự nuôi dưỡng (của thuỷ), sẽ dẫn đến khô cằn. Mậu Thổ sẽ cần phải nuôi dưỡng và cân bằng để phát triển bền vững.

Tính chất của người Thiên Can mậu

Ưu điểm của người mạnh thiên can mậu

Mậu Thổ là người chân thành, trung hậu, tình cảm chân thực thầm kín, thẳng thắn, thật thà. Nếu bên cạnh người Mậu có một đối tác trợ giúp, có thể cân bằng tính đa cảm, ủy mị, do dự của người mậu thổ.

Là mẫu người cá tính ổn trọng, trung hậu, thành thật và giữ chữ Tín, hay trọng danh dự, mặt mũi, cho nên cũng thường là người hay tự ái, cố chấp ý kiến của họ, không thích những kẻ ưa thay đổi và sống kiểu phù du, không thích những người hứa rồi không bao giờ đến. Họ rất hay thích những gì cổ điển và có tính xưa cũ, không thích nghi với những cái thay đổi quá đáng, họ có tính bảo thủ, lại hơi tiêu cực và khó thích ứng với hoàn cảnh mới. Là tuýp người có tính hoài niệm cao.

Mậu Thổ thuộc tính dương, trong Bát tự nếu có chữ Mậu, cho thấy người này có thể đạt được thành công, nhưng đó là kiểu thành công gì? Thiên can tính dương tượng trưng cho thành công đạt được mang tính quần chúng, mang tính quốc gia, không phải là có lợi cho tập thể nhỏ. 

Người có thiên can “MẬU” thường có xu hướng làm việc từng bước từng bước một, chậm mà nhưng rất chắc, khổ trước sướng sau.

Người có hỷ dụng thần là mậu thổ, Nếu thiên về công việc khai thác mỏ (khai khoáng), công việc ở nơi có nhiều núi, dịch vụ cầu đường, buôn bán đất cát sẽ nhanh giầu. 

Nhược điểm của người mạnh thiên can mậu

Người nam có thiên can MẬU (Thổ) tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, suy nghĩ lúc đầu thường nông cạn và hay lầm lẫn, sai đường lối. Tính cách trưởng giả, không chịu nghe lời góp ý của người trong gia đình. Nếu là người con út tùy theo phúc phận của gia đình thường hay lo việc mồ mả của tổ tiên.

Nếu là nữ mang thiên can MẬU (Thổ) thường vất vã, tính khô khan nên thường chơi vơi, đơn độc một mình. Nhưng nếu biết lắng nghe góp ý của người khác thì sẽ tốt lành, không bị rối trí trong xử lý công việc cũng như trong đường tình duyên.

Vì là “Cấn” thì dù có đi đâu xa cũng hay về nhà, lo cúng giỗ tổ tiên cẩn thận. Trong việc làm cái gì cũng tích tụ, bệnh cũng tích tụ, dễ mắc các bệnh liên quan đến việc cản trở của đặc tính quẻ cấn. Ví dụ khối u, hoặc bệnh về hô hấp, trong cơ thể, chính vì thế nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Nhật can mậu thổ và các mối quan hệ

Mậu thổ và quý thuỷ

Cổ nhân nói: “Mậu Thổ hậu trọng, ký trung thả chính, Thủy nhuận vật sinh, Hỏa táo vật bệnh” (Mậu Thổ dày nặng, đã trung lại chính; Thủy tưới vật sinh, Hỏa nóng vật bệnh). Bát tự của người Mậu Thổ cần phải có Thủy Hỏa điều hòa, như vậy mới có thể có được vận tốt.

Mậu Thổ là đất khô cằn, có thể cộng tác với nhau. Ở trạng thái cực khô cằn, Mậu Thổ gặp Quý Thủy sẽ hợp hóa thành Hỏa, sinh nhiệt. Mậu quý hợp hoá hoả, trong Bát tự gọi là “vô tình chi hợp” (cái hợp vô tình), kiểu hợp này dễ xảy ra vấn đề, nên cẩn trọng xử lý. 

Mậu Thổ khô cằn, nếu bị Quý Thủy (ẩm, lạnh) thấm sâu vào, sẽ sinh ra nhiệt nội tại, giống như đất ẩm bị nung nóng → bốc hơi nước, tạo thành nhiệt khí. Quá trình hợp hóa này không theo logic khắc chế, mà theo logic tạo ra năng lượng mới: Hỏa từ trong đất mà sinh ra.

Mậu thổ và nhâm thuỷ

Mậu Thổ giống như đất khô cằn hoặc đá, có thể dùng để chống lũ. Chữ Nhâm trong thiên can giống như nước lũ, Mậu là đất khô khắc chế loại nước lũ này. Trong Bát tự, Nhâm và Mậu là một mối quan hệ kỳ diệu. Giả dụ trong Bát tự có Nhâm, nên đồng thời xuất hiện cả Mậu Thổ; nếu có Mậu Thổ, nên đồng thời xuất hiện cả Nhâm Thủy. Nhưng nếu như bạn có đất khô để chống nước lũ, nhưng cả đời lại không gặp lũ lụt, bạn sẽ phát huy tác dụng thế nào, gây dựng sự nghiệp ra sao? Tác dụng của bạn chính là làm một con đê chặn dòng nước lũ vào lúc nước sông tràn bờ, từ đó trở nên nổi tiếng và thành công. Giả dụ chưa bao giờ bị nước lũ xâm phạm, thì bạn cả đời cũng chỉ là một nấm đất khô mà thôi. Vì vậy, đối với người Mậu Thổ, nếu như trong Bát tự không có Nhâm Thủy, đại vận trong một đời cũng không có Nhâm Thủy, Mậu Thổ sẽ không có đất dụng võ. 

Tuy nhiên, trời cao có đức, cho dù trong đại vận không có Nhâm Thủy, nhưng lưu niên cứ mười năm lại sẽ có một lần gặp Nhâm, tức cứ mười năm nước sông lại thành lũ vỡ đê, khiến Mậu Thổ có cơ hội phát huy tác dụng. Đặc điểm của người Mậu Thổ là: mỗi khi xảy ra biến cố, nếu được họ ra tay giúp đỡ, cơ hội thành công sẽ rất cao. Khi hành tới vận Nhâm Thủy, anh ta sẽ trở thành “anh hùng chống lũ”, bước lên vị trí lãnh đạo. 

error: Content is protected !!