Đinh hay còn gọi là Đinh Hoả tượng trưng cho ngọn lửa nhỏ nhưng bền bỉ, là hỏa trong nhà, cháy âm ỉ, đại diện cho sự ấm áp, tinh tế, bền bỉ, có tính nuôi dưỡng.
- Thiên can: Đinh
- Ngũ hành: Hoả
- Âm dương: Âm
- Quẻ: Hoả phong đỉnh -> Cái vạc, cái nồi lớn dùng để nấu luyện, tế lễ.
- Hình tượng: Lửa nhỏ, lửa âm ỉ, lửa của đèn dầu, nến cháy
- Ý nghĩa: Đinh Hỏa mang ý nghĩa chuyển hóa âm thầm, tính chất từ từ, âm ỉ, rèn luyện, nội tâm, chứ không phô trương, rực rỡ như Bính hoả
Hình tượng của thiên can đinh
Khác với Bính Hỏa (lửa mạnh như mặt trời, lửa cháy rừng), Đinh Hỏa là lửa ổn định, bền bỉ, có tính nuôi dưỡng. Đinh giống như ngọn lửa nhỏ, lửa đèn, tia sáng âm ấm, chứ không rực rỡ như ánh mặt trời.
- Đèn dầu, nến cháy Ánh sáng trong đêm tối – nhỏ nhưng bền, soi sáng trí tuệ.
- Ngọn lửa âm ỉ Không rực rỡ nhưng dai dẳng, tượng trưng cho sự tinh tế, kiên định, sáng ngầm.
- Sự sống trong tim Đinh Hỏa cũng tượng trưng cho nội tâm, cảm xúc, và ý chí tinh thần.
Tính chất của người Thiên Can Đinh
Ưu điểm của thiên can đinh
- Tinh tế, sâu sắc Không rực rỡ như Bính, nhưng Đinh hoả lại có chiều sâu, cảm nhận tốt, nhạy cảm.
- Bí ẩn, trầm lặng Là Hỏa âm nên người có thiên can Đinh thường kín đáo, thích suy tư, làm việc âm thầm nhưng hiệu quả.
- Có trí tuệ và linh cảm Đinh Hỏa thường có trực giác tốt, thích hợp nghiên cứu tâm linh, y học, huyền học
- Đặc trưng của Đinh Hỏa và Bính Hỏa hoàn toàn trái ngược nhau. Người sinh ra vào ngày Đinh, đặc biệt nhạy bén với tiền tài, rất giỏi tính toán, thích hợp nhất làm quản lý bộ phận kế toán. Người Đinh Hỏa thích làm ăn buôn bán, và còn là kẻ “bủn xỉn”, nếu bạn vay tiền người Đinh Hỏa, khả năng thất bại là rất lớn.
- Ánh đèn chính là Đinh Hỏa, nơi có Đinh Hỏa sẽ có khả năng phát triển kinh tế rất lớn. Khi đại vận hành tới Đinh, có thể kiếm tiền được nhiều tiền. Nhìn chung, mật mã Đinh Hỏa trong Bát tự tượng trưng cho tiền của.
Nhược điểm của thiên can đinh
- Nếu Đinh Hỏa quá yếu hoặc bị khắc (bởi Thủy hoặc Thổ), có thể thiếu quyết đoán, dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh.
- Vì đinh là tính âm, nếu quá yếu sẽ trở nên quá kín đáo, khó đoán, dễ gây cảm giác xa cách, khó hiểu trong mắt người khác vì ít thể hiện cảm xúc thật.
- Dễ bị tổn thương nội tâm cảm xúc nhạy bén là con dao hai lưỡi – dễ buồn, dễ suy nghĩ, dễ mang trong lòng u uất.
- Không quyết đoán khi cần vì hay phân tích sâu, đôi lúc Đinh Hỏa do dự, thiếu quyết đoán trong hành động.
- Khó thể hiện bản thân dù có năng lực, nhưng Đinh lại không thích thể hiện nên dễ bị bỏ qua, không được công nhận đúng mức.
- Dễ bị chi phối bởi cảm xúc Nếu không rèn luyện lý trí, Đinh Hỏa có thể bị cảm xúc làm lệch hướng mục tiêu ban đầu.
Nhật can đinh hoả và các thiên can khác
Cổ nhân nói: “Đinh Hỏa nhu trung, phẩm tính chiêu dung, bão Ất nhi hiếu, hợp Nhâm nhi trung” (Đinh Hỏa trong nhu, phẩm tính sáng suốt, ôm Ất mà có hiếu, hợp Nhâm mà có trung). Phụ nữ Đinh Hỏa thường ôn nhu, có khả năng điều tiết, hòa hợp.
Đinh hoả và Nhâm thuỷ hợp hoá mộc
Đinh Hỏa gặp Nhâm Thủy, nếu bên cạnh xuất hiện Ất Mộc thì có thể cùng Nhâm Thủy hợp hóa thành Mộc. Thủy khắc Hỏa, Đinh Hỏa vốn bị khắc bởi Nhâm Thủy, nhưng Đinh Hỏa lại có bản năng đặc biệt, có thể hóa sát thành Ấn, biến Nhâm Thủy thành Ấn sinh vượng cho mình. Đây cũng là điểm thành công của người Đinh Hỏa.
Điều kỳ diệu của Bát tự chính là ở chỗ khó của nó, Bát tự chứa đựng những nhân tố có tính chất biến đổi. Như chữ Đinh gặp Nhâm, sẽ biến thành Mộc. Nếu không hiểu về hợp cục, sẽ rất dễ bị Bát tự “đánh lừa”. Hợp cục chính là điểm khó nhất khi các bạn tìm dụng thần