Thập thần (mười thần) trong bát tự

Mối quan hệ sinh khắc của Thập thần 4T Human

Thập Thần là khái niệm quen thuộc được dùng trong Bát tự Tứ trụ, thể hiện mối quan hệ lục thân (6 mối quan hệ xung quanh ta) với “ta” là chủ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết Thập Thần là gì cũng như ý nghĩa của mỗi “thần” là gì, từ đó bạn có thể dễ dàng luận đoán bát tự của mình.

Thập thần là gì?

Thập Thần trong Bát Tự tượng trưng cho mối quan hệ lục thân, với “ta” là chủ thể. Lấy thiên can của ngày làm Nhật chủ, mệnh chủ, phối hợp với âm dương, ngũ hành sinh khắc của can chi tứ trụ để luận đoán.

Thiên can ngày tàng địa chi, mỗi địa chi ngày đại diện cho thập thần. 10 “thần” này vừa phản ánh tính cách của bản thân, cũng có thể phản ánh tình trạng của người thân.

Thập thần có tính chất riêng, mỗi “thần” đều có 2 loại thuộc tính chính – phản. Nếu là dụng thần tất tâm chính diện sẽ có biểu hiện nổi bật. Nếu là kỵ thần tất tâm tính phản diện sẽ nổi bật.

Thập Thần bao gồm:

  1. Nhóm ngang vai ta (Tỷ Kiếp): Kiếp Tài (hoặc Dương Nhẫn), Tỷ Kiên. – Đại diện cho anh em, bạn bè, bằng hữu. Người tranh tài đoạt lợi, người hợp tác.
  2. Nhóm ta sinh (Thực Thương): Thương Quan, Thực Thần – Đại diện cho con cái, thực Lộc, phúc thọ, cái ta tạo ra, tạo nên
  3. Nhóm ta khắc (Tài Tinh): Chính Tài, Thiên Tài – Đại diện cấp dưới, cái làm ta hao đi, đại diện cho Tài sản, lương, tiền tài, còn là đại diện cho vợ (vợ là người ta khắc chế)
  4. Nhóm sinh ta (Ấn Tinh): Nhóm Chính Ấn, Thiên Ấn (hoặc Kiêu thần) – Đại diện cho cha mẹ, cấp trên, sự hỗ trợ, học vấn và sự bảo trợ.
  5. Nhóm khắc ta (Quan Sát): Chính Quan, Thất Sát (hoặc Thiên Quan) – Đại diện cho cấp trên, quản lý, giám sát, đại diện cho quyền lực, công việc, danh vọng và người chồng.
Mối quan hệ “ta” với thập thầnNhóm thầnCùng dấu với Nhật canKhác dấu với nhật can
Tên gọi Tên đầy đủ Gọi tắtTên đầy đủGọi tắt
Ngang vai “ta”Tỷ KiếpTỷ KiênTỷKiếp Tài Kiếp
“Ta” sinhThực ThươngThực ThầnThựcThương QuanThương
Sinh “ta”Ấn TinhThiên ẤnKiêuChính ẤnẤn
“Ta” khắcTài TinhThiên TàiThiênChính TàiTài
Khắc “ta”Quan SátThiên Quan (Thất sát)SátChính QuanQuan

Ý nghĩa của Tỷ kiên (tỷ)

Tỷ Kiên là ngang “ta” (là can có cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là Tỷ, đại diện cho bạn bè

  • Ý nghĩa: Đại diện cho anh em, bạn bè cùng giới tính hoặc những người có tính cách tương đồng với nhật chủ. Đại diện cho đồng nghiệp, cùng phe phái… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em.
  • Đặc điểm: Tính cách mạnh mẽ, độc lập, tự tin, cạnh tranh.

Ý nghĩa của Kiếp tài (kiếp)

Kiếp Tài cũng là ngang “ta” (là can hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là Kiếp. Nó đại diện cho đối thủ, người tranh lợi đoạt tài cùng với mình.

  • Ý nghĩa: Đại diện cho anh chị em hoặc đối thủ cạnh tranh, những người có thể gây khó khăn về tài chính cho nhật chủ.
  • Đặc điểm: Mạo hiểm, tính cách bộc trực, dễ mất mát tiền bạc.

Ý nghĩa của thực thần (thực)

Thực Thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can).

  • Ý nghĩa: Đại diện cho lộc, sự sáng tạo, biểu thị con cái và phúc lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
  • Đặc điểm: Hiền lành, thân thiện, sáng tạo, mang lại thịnh vượng và sung túc về mặt vật chất.

Ý nghĩa của thương quan (thương)

Thương Quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can),

  • Ý nghĩa: Đại diện cho sự phá cách, nổi loạn hoặc phản kháng. Đại diện cho sự thương tổn, mất mát. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai.
  • Đặc điểm: Thông minh, linh hoạt, sáng tạo nhưng dễ gây tranh cãi và đối lập.

Ý nghĩa của Thiên Ấn (Kiêu)

Thiến Ấn là cái sinh ra ta (cùng dấu với nhật can).

  • Ý nghĩa: Đại diện cho sự hỗ trợ không chính đáng, sự sáng tạo kỳ quặc. Kiêu còn được hiểu như người mẹ nuôi, mẹ kế
  • Đặc điểm: Sáng tạo, linh hoạt nhưng bí ẩn và khó hiểu, dễ gặp trở ngại.

Ý nghĩa của Chính Ấn (Ấn)

Chính Ấn là cái sinh ra ta, nhưng cùng khác dấu với nhật can.

  • Ý nghĩa: Đại diện cho sự hỗ trợ, học vấn, mẹ và sự bảo trợ. Ấn còn được hiểu như người mẹ đẻ
  • Đặc điểm: Tử tế, bao dung, thông minh, có lòng nhân ái.

Ý nghĩa của Thiên Tài (Thiên)

Thiên Tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái ta sinh ra.

  • Ý nghĩa: Đại diện cho tài sản bất ngờ, cơ hội tài chính. Còn đại diện cho người tình, người bạn gái, hoặc người vợ chưa chính thức, vợ sau, vợ lẽ (đối với nam)
  • Đặc điểm: Hào phóng, lạc quan, mạo hiểm, dễ thích nghi.

Ý nghĩa của Chính Tài (Tài)

Chính Tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái “ta” sinh ra

  • Ý nghĩa: Đại diện cho tài sản chính đáng, biểu thị sự giàu có. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận. tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam).
  • Đặc điểm: Chăm chỉ, trung thực, thực tế, có trách nhiệm.

Ý nghĩa của Thiên Quan (Thất sát)

  • Ý nghĩa: Đại diện cho sự áp lực, nguy hiểm hoặc sự cạnh tranh mạnh mẽ. Đại diện cho người bạn trai, người chồng không chính thức (đối với nữ)
  • Đặc điểm: Quyết đoán, mạnh mẽ, dễ gặp nguy hiểm, thách thức.

Ý nghĩa của Chính Quan (Quan)

  • Ý nghĩa: Đại diện cho quyền lực, công việc, danh vọng. Đại diện cho người chồng chính thức (đối với nữ)
  • Đặc điểm: Kỷ luật, trách nhiệm, tôn trọng luật pháp và quy tắc.

error: Content is protected !!