Các nhà mệnh lý học cho rằng, tạo hoá lưu hành giữa trời đất cũng chỉ là âm dương Ngũ hành mà thôi, mà sự tương giao giữa Âm dương Ngũ hành lại là sinh khắc chế hoá. Tương tự như vậy, sinh khắc của thập thần hoàn toàn giống như sự sinh khắc của ngũ hành.
Thập thần là tài, quan, ấn, thực, thương,…của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào.
Mối quan hệ giữa thân (nhật chủ) và thập thần
Trong bài trước, chúng ta đã biết mối quan hệ giữa ta (hay còn gọi là thân/nhật chủ) và mối quan hệ với thập thần. Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau :
- Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
- Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) .
- Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
- Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
- Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
Đó chính là thập thần có liên quan với tôi (thân/ nhật chủ) trong tứ trụ.
Mối quan hệ tương sinh của thập thần
Sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành. Tương sinh của thập thần:
- Tài tinh sinh Quan sát
- Quan sát sinh Ấn Tinh (Ấn Kiêu)
- Ấn Tinh sinh Tỉ Kiếp
- Tỉ Kiếp sinh Thực Thương
- Thực thương sinh Tài tinh
Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau:
Mối quan hệ tương khắc của thập thần
Sự tương khắc của thập thần hoàn toàn giống như sự tương khắc của ngũ hành. Tương khắc của thập thần:
- Tài tinh khắc Ấn tinh
- Ấn tinh khắc Thực Thương
- Thực Thương khắc Quan Sát
- Quan Sát khắc Tỷ Kiếp
- Tỷ Kiếp khắc Tài tinh
Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy.
Điều nên và không nên của sinh khắc thập thần
Giống như sinh khắc ngũ hành, thập thần vừa có tương sinh, vừa có tương khắc. Ngoài ra khi một thần nào đó quá mạnh hoặc quá yếu thì cũng tuân theo quy luật âm dương: vật đến cực tất quay trở lại, tức là cái vốn sinh thì ngược lại không thể sinh, cái vốn khắc trở thành cái bị khắc.
Sinh hoặc khắc của thập thần không phải hễ thấy sinh là tốt, thấy khắc là xấu. Mệnh tốt hay xấu cũng không phải lấy sinh và khắc để mà bàn. Phàm sinh hay khắc, cho dù âm dương hay ngũ hành đều có thể sinh, có thể khắc.
Ví dụ: Giáp mộc có thể khắc mậu thổ, cũng có thể khắc kỉ thổ, giáp mộc có thể sinh bính hoả, cũng có thể sinh đinh hoả. Nhung giáp khắc mậu, giáp sinh bính là dương khắc dương, dương sinh dương, tương sinh hoặc khắc đồng tính thì lực lớn.
Phàm bàn về mệnh, khi nói đến sinh khắc theo mười thần lộ ra, lực sinh khắc của chúng lớn hay nhỏ là căn cứ và sự sinh khắc hợp hoá của các thiên can và ngũ hành để định đoạt (còn phải căn cứ vào sự luận đoán tổng hợp giữa địa nguyên và nhân nguyên). Giữa các thiên can không bàn đến xung.