Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và con người. Bài viết này sẽ là phần tổng kết của ngũ hành trong thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
Yếu tố | Mộc | Hoả | Thổ | Kim | Thuỷ |
Ngũ chất | Gỗ | Lửa | Đất | Kim loại | Nước |
Ngũ sắc | Xanh | Đỏ | Vàng (nâu) | Trắng | Đen |
Ngũ nhân | Nhân | Lễ | Nghĩa | Trí | Tín |
Ngũ xúc | Giận | Mừng | Lo | Buồn | Sợ |
Ngũ vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
Ngũ thời (mùa) | Xuân | Hạ | Cuối Hạ | Thu | Đông |
Ngũ Phương | Đông | Nam | Trung ương Vùng giữa | Tây | Bắc |
Ngũ quan | Mắt (Thị giác) | Lưỡi (Vị giác) | Miệng – Xúc giác | Mũi (Khứu giác) | Tai (Thính giác) |
Ngũ tạng | Can (gan) | Tâm (tim) | Tỳ (lá lách) | Phế (Phổi) | Thận |
Ngũ phủ | Đờm | Tiểu trường | Vị | Đại trường | Bàng quang |
Ngũ thể | Cân | Mặt | Thịt | Da lông | Xương tuỷ |
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)