Can Chi, gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á
Thiên can địa chi là gì?
Can Chi, gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi, hay Thập Can Thập Nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác ngoài vùng. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 năm trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ Nhị Thập Bát Tú trong cách tính lịch cổ đại dùng để đếm ngày.
Thiên can là gì?
Can hay còn gọi là Thiên Can hoặc Thập Can là đại diện cho trời, đại diện cho 1 năm, do có đúng 10 can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành. Thiên Can được kết hợp bởi 5 yếu tố trong Ngũ Hành và sự cân bằng về Âm Dương. Theo người xưa, ý nghĩa 10 Thiên Can được giải thích theo chu kỳ phát triển của hạt giống.
Số | Thiên Can | Âm Dương | Ngũ Hành | Ý nghĩa | Giải nghĩa |
4 | Giáp | Dương | Mộc | Vỏ cứng mầm tách ra khỏi vỏ | Dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống |
5 | Ất | Âm | Mộc | Mọc lên, hạt mầm bắt đầu mọc | Quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng |
6 | Bính | Dương | Hỏa | Đội lên, hạt mầm ra khỏi đất | Sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất |
7 | Đinh | Âm | Hỏa | Mạnh mẽ cây non bắt đầu lớn | Sự mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ |
8 | Mậu | Dương | Thổ | Rậm rạp, cây bắt đầu xanh tốt | Sự rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt |
9 | Kỉ | Âm | Thổ | Ghi nhớ, cây ra hoa kết trái | Sự ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt |
0 | Canh | Dương | Kim | Chắc lại, hạt, quả đã mẩy | Sự chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả |
1 | Tân | Âm | Kim | Vất vả, vàng lá, bắt đầu thu hoạch | Sự mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch |
2 | Nhâm | Dương | Thủy | Gánh vác đảm nhiệm, thu hoạch để nuôi sống con người | Sự gánh vác, có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật |
3 | Quý | Âm | Thủy | Lo toan, xếp đặt, cất vào kho, chuẩn bị ủ mầm | Chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được |
Thiên Can trong Can Chi đại diện cho Trời dùng để chỉ năm. Thiên can Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng với số đó.
VD: Năm 1990 kết thúc bằng số 0 thì năm đó là năm Canh, năm 1992 kết thúc bằng số 2 thì năm đó là năm Nhâm.
Địa chi là gì?
Chi hay còn gọi là Địa Chi hay Thập Nhị Chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo phương Đông dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Địa Chi là đại diện của Đất. Nếu Thiên Can chỉ về không gian đơn thuần thì Địa Chi chỉ thời gian và nhiều phương diện phức tạp khác. Thiên Can nói về Dương, ban ngày, mặt trời thì Địa Chi nói về Âm, ban đêm, mặt trăng. Mặc dù các yếu tố Âm – Dương, Trời – Đất, Ngày – Đêm, Mặt Trời – Mặt Trăng,… đối nhau nhưng lại luôn phối hợp, vận hành và thay thế nhau. Ý nghĩa 12 Địa Chi được giải thích như sau
Địa Chi | Âm Dương | Ý nghĩa | Hệ giờ | Ý nghĩa giờ |
Tý | Dương | Nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí | 23h – 0h59ph | Lúc chuột đang hoạt động mạnh. |
Sửu | Âm | Kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên | 1h – 2h59ph | Lúc trâu/bò chuẩn bị đi cày. |
Dần | Dương | Sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất | 3h – 4h59ph | Lúc hổ hung hãn nhất. |
Mão | Âm | Đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên | 5h – 6h59ph | Lúc mèo về nhà nghỉ ngơi |
Thìn | Dương | Chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động | 7h – 8h59ph | Lúc đàn rồng quây mưa. |
Tị | Âm | Bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu | 9h – 10h59ph | Lúc rắn không hại người. |
Ngọ | Dương | Tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá | 11h – 12h59ph | Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa. |
Mùi | Âm | Ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi | 13h – 14h59ph | Lúc dê/cừu ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại. |
Thân | Dương | Thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành | 15h – 16h59ph | Lúc khỉ thích hú. |
Dậu | Âm | Sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi | 17h – 18h59ph | Lúc gà bắt đầu vào chuồng. |
Tuất | Dương | Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong | 19h – 20h59ph | Lúc chó trông nhà. |
Hợi | Âm | Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng | 21h – 22h59ph | Lúc lợn ngủ say nhất |
Lục thập hoa giáp
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v…) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,…, Quý) và (Dần…, Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Can phải kết hợp với Chi đồng tính (Can dương phải kết hợp với Chi dương và Can âm phải kết hợp với Chi âm). Năm 0 là Canh Thân, 1 là Tân Dậu… 59 là Kỷ Mùi. Dựa vào số dư khi chia hết cho 60 có thể tính can chi từng năm. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp bao gồm: